Cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi như thế nào là hợp lý và cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì?Giấc ngủVận độngThị lựcCảm xúcTrẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì?Cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổiAn toàn cho béKhuyến khíchChọn đồ chơiBiểu cảmHành động Nuôi dạy trẻ đúng cách chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt trong giai đoạn đầu như lúc trẻ 8 tháng tuổi. Giai đoạn này có rất nhiều sự chuyển biến lớn xảy ra với trẻ, các bậc cha mẹ cần có đủ sự kiên nhẫn để thấu hiểu, quan tâm, chăm sóc và khuyến khích trẻ đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi trong bài viết dưới đây.
Cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi đúng cách là như thế nào? - Ảnh minh họa: Internet
Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì?
Thông thường, trẻ 8 tháng tuổi hoạt động tay liên tục, bé rất thích thú bò xung quanh để khám phá các ngóc ngách nhỏ trong ngôi nhà. Trẻ 8 tháng tuổi đã có những chuyển biến đáng kể như:
Giấc ngủ Bé thường có nhu cầu ngủ từ 2 đến 3 cữ mỗi ngày và mỗi giấc khoảng 1 đến 3 tiếng. Tuy nhiên, trẻ thường thức giấc giữa đêm, có thể tự nhiên khóc lên và tự ngủ trở lại hoặc khóc lâu hơn. Những thay đổi này là thường gặp ở những trẻ 8 tháng tuổi nên bạn đừng quá lo lắng.
Bé thường có nhu cầu ngủ từ 2 đến 3 cữ mỗi ngày và mỗi giấc khoảng 1 đến 3 tiếng – Ảnh minh họa: Internet
Vận động Về vận động thô, bé có thể tự ngồi dậy, hiếu động khi nằm ở nơi bằng phẳng, bé sẽ vận động liên tục. Bé còn biết cầm chân của mình hay bất kỳ vật gì xung quanh để cho vào miệng, bé còn biết cong lưng lên để nhìn xung quanh. Tuy nhiên, bé sẽ nhanh chóng lật người lại, đôi khi ngồi dậy bé vẫn gặp tình trạng gập về phía trước nhưng bé có thể dùng tay chống đỡ thân người.
Về vận động tinh, bé có thể dùng ngón trái, ngón trỏ, ngón giữa để cầm khối xếp hình. Đặc biệt, bé còn biết phối hợp ngón cái, ngón trỏ để cầm đồ vật hoặc nhặt vật từ dưới đất lên.
Về vận động thô, bé có thể tự ngồi dậy, hiếu động khi nằm ở nơi bằng phẳng, bé sẽ vận động liên tục - Ảnh minh họa: Internet
Thị lực Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể phát triển gần như với người lớn khi xét về độ rõ ràng và độ sâu khi nhìn. Trẻ nhìn tốt nhất khi ở gần, về tầm xa trẻ cũng đủ khả năng nhận ra mọi người và các vật xung quanh.
Cảm xúc Trẻ 8 tháng tuổi có những bước phát triển cảm xúc đáng kể như: biết rõ những người thân thiết với trẻ và thể hiện cảm xúc vui mừng khi gặp họ. Ngược lại với những người lạ trẻ tỏ ra sợ hãi, trẻ còn cảm thấy lo lắng và sợ khi xa bố mẹ. Ngoài ra, bé còn thể hiện sự tò mò, phấn khích khi nhìn thấy những điều mới, bắt đầu quan sát hành vi người khác, dần phân biệt được tâm trạng của người lớn…
Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì?
Đối với trẻ 8 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé ăn dặm với các loại thực phẩm xay nhuyễn hoặc cháo bột. Thông thường thực đơn ăn dặm của bé cần đảm bảo các chất như: vitamin A, C, protein, đạm, chất xơ, carbohydrate… Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm sau:
Vitamin C chứa trong các loại trái cây như: lê, táo, chuối, cam, cherry, dưa hấu, xoài, đu đủ, dâu tây, nho, bơ. Protein và đạm gồm các thực phẩm như: cá hồi, thịt lợn, đùi gà, ức gà, phi lê bò, sữa chua, đậu hũ, lòng đỏ trứng. Chất béo có thể kể đến các thực phẩm như: phô mai, dầu gấc, cheddar cheese, bơ lạt. Tinh bột gồm: gạo, bánh mì, bột ăn liền… Khi cho bé ăn dặm bạn nên lưu ý việc để cho bé thích nghi bằng cách chuyển dần từ dạng thức ăn lỏng sang đặc hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng. Để có thể xây dựng được một thực đơn an toàn và đảm bảo cho sự phát triển của bé.
Khi cho bé ăn dặm bạn nên lưu ý việc để cho bé thích nghi bằng cách chuyển dần từ dạng thức ăn lỏng sang đặc hơn - Ảnh minh họa: Internet
Cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi
Để chăm sóc tốt cho trẻ 8 tháng tuổi bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
An toàn cho bé Ở độ tuổi này bé sẽ rất hiếu động và thích thú với việc tập đứng bằng cách bám vào đồ vật bất kỳ. Đặc biệt, khi con đến giai đoạn tập đi, các bậc cha mẹ càng phải cẩn thận hơn nữa vì lúc này trẻ dễ té ngã hoặc va chạm với các đồ vật.
Khuyến khích Trong giai đoạn này, các bậc cha mẹ nên khuyến khích con mình tự bốc hoặc xúc thức ăn, cần rèn luyện cho trẻ thói quen cầm thìa ăn. Từ đó khuyến khích trẻ phối hợp giữa tay và mắt.
Chọn đồ chơi Các ông bố, bà mẹ nên tận dụng những món đồ chơi để giúp trẻ phát triển trí tuệ. Hơn nữa, màu sắc và âm thanh cũng là những yếu tố thu hút trẻ. Nên chọn các món đồ chơi phát nhạc hoặc có nút bấm phát tiếng động.
Các ông bố, bà mẹ nên tận dụng những món đồ chơi để giúp trẻ phát triển trí tuệ - Ảnh minh họa: Internet
Biểu cảm Bạn nên thường xuyên cười với con để truyền năng lượng tích cực cho trẻ. Đặc biệt, khi nói chuyện bạn nên kết hợp với việc biểu cảm và diễn tả bằng nét mặt, lời nói cho bé thấy.
Bạn nên thường xuyên cười với con để truyền năng lượng tích cực cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet
Hành động Thay vì khó chịu, la mắng khi bé quấy khóc thì hãy kiên nhẫn, quan tâm và chia sẻ với những khó chịu mà bé đang trải qua. Khi bé làm được một việc gì đó hãy vỗ tay khen ngợi, còn khi bé làm sai thì hãy kiên nhẫn để giải thích nguyên nhân, từ đó định hình thói quen tốt ở trẻ.
Mong những kiến thức về cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi trong bài viết trên có thể giúp ích cho các bạn. Để an tâm hơn, bạn chỉ nên xem những điều chia sẻ ở trên mang tính chất tham khảo, bạn cần lời khuyên của các bác sĩ để có những cách chăm sóc phù hợp với từng đứa trẻ.
Theo Cúc Nguyễn | Phụ nữ sức khỏe : https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-cham-soc-tre-8-thang-tuoi-dung-cach-la-nhu-the-nao-379160.html