Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và cách điều trị thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Nội dung bài viết

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có sao không?Điều trị trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là một hiện tượng bất thường, cho thấy sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Cùng đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục căn bệnh này qua nội dung bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu thì dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng của căn bệnh này:

Bệnh lồng ruột: Khi bị bệnh này ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu, bé có thể kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng từng cơn, miệng có đờm, nôn ói… Táo bón: Khi trẻ bị táo bón, phân thường khô cứng khi đi ra ngoài hậu môn sẽ làm rách niêm mạc hậu môn, dẫn tới xuất hiện tình trạng chảy máu.

Táo bón là một nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh đi ngoài lẫn máu - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh trĩ: Căn bệnh này gây tổn thương tại vùng hậu môn, khiến cho bé mỗi lần đi ngoài đau rát, xuất hiện ra máu. Tuy nhiên căn bệnh này cũng khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Sốt xuất huyết, thương hàn: Khi bị sốt cao do sốt xuất huyết hoặc thương hàn bé sẽ đi ngoài ra máu kèm theo có dịch nhầy ở phân, bên cạnh đó là các dấu hiệu khác như nôn ói. Nhiễm vi khuẩn đường ruột: Khi đường ruột của bé bị nhiễm vi khuẩn Ecoli, khuẩn lỵ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến cho niêm mạc ruột của bé bị tổn thương, xuất hiện dấu hiệu đi ngoài ra máu nhầy.

Nhiễm vi khuẩn đường ruột khiến bé đi ngoài ra máu - Ảnh minh họa: Internet

Do kích ứng thực phẩm: Khi trẻ sơ sinh sử dụng sữa không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu kèm rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc cha mẹ cho bé sử dụng các loại thuốc vitamin cũng có thể gây ra tác dụng phụ đi ngoài ra máu. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có sao không?

Để giải đáp vấn đề trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có sao không thì phải dựa trên mức độ phân dính máu ở trẻ:

Mức độ nhẹ: Trong phân của bé chỉ dính 1 ít máu tươi, sức khỏe của bé vẫn bình thường, da dẻ hồng hào. Lúc này cha mẹ chỉ cần theo dõi tình trạng đi ngoài của bé, đồng thời mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để giúp cho bé tránh khỏi tình trạng táo bón. Mức độ trung bình: Trẻ đi ngoài ra máu trong phân có lẫn máu nhầy, đi nhiều lần trong ngày. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị bệnh kiết lỵ, nhiễm trùng đường ruột. Cần phải đưa đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Mức độ nặng: Khi bé đi ngoài ra máu nhiều lần, phân dính đầy máu, da dẻ bé nhợt nhạt, trẻ quấy khóc thì cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có các mức độ khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Nhìn chung khi thấy trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra máu, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi phân cũng như các dấu hiệu của bé. Tuyệt đối không được chủ quan bởi nó có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Điều trị trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Khi bé sơ sinh bị đi ngoài ra máu thì cha mẹ cần khắc phục ngay tình trạng này bằng một số giải pháp sau:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ: Trẻ sơ sinh chủ yếu vẫn còn đang bú sữa mẹ, vì vậy khi trẻ xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu thì mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Mẹ nên ăn nhiều các loại rau xanh, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, thực phẩm nhuận tràng, ăn nhiều hoa quả, uống đủ nước…

Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ với nhiều chất xơ, thực phẩm nhuận tràng- Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh hậu môn cho bé: Mẹ nên lấy một chiếc khăn mềm sạch, ngâm nước ấm để vệ sinh hậu môn hàng ngày cho bé, đặc biệt là sau khi bé đi vệ sinh. Không sử dụng các loại giấy thô ráp, khăn ướt để lau hậu môn bởi nó có thể khiến tình trạng của bé thêm nặng. Cho bé bú đều: Khi bị đi ngoài ra máu trẻ thường có triệu chứng mệt mỏi, bỏ bú. Tuy nhiên mẹ cần bé bú đều nhiều lần trong ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết đã mất ở trẻ. Cho trẻ vận động nhiều hơn: Với những trẻ đi ngoài ra máu do nguyên nhân táo bón gây nên thì cha mẹ hãy cho trẻ vận động nhiều hơn thay vì nằm một chỗ. Việc vận động sẽ làm kích thích nhu động ruột của trẻ khiến cho bé muốn đi cầu thường xuyên hơn, hạn chế tình trạng phân bị vón cục. Khi tình trạng trẻ đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, da nhợt nhạt, quấy khóc, bỏ bú…ngay lập tức cha mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà bởi nó có thể khiến cho tình trạng của trẻ trở nên nặng hơn, nguy hiểm.

Cho bé đi khám bác sĩ khi mức độ bé đi ngoài ra máu nặng - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những nội dung tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu . Mong rằng những thông tin từ bài viết sẽ giúp ích cho cha mẹ biết cách xử lý khi không may bé nhà mình rơi vào tình trạng này.

Theo Cúc Nguyễn | Phụ nữ sức khỏe : https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tre-so-sinh-di-ngoai-ra-mau-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-392129.html

Bài viết mới

[getBlock results="6" label="recent" type="grid1"]