Nước là thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể, do đó uống đủ nước là điều cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có tốt không? Cùng tìm hiểu ngay!
Nội dung bài viết
Uống quá nhiều nước lọc có tốt không?Hậu quả của việc uống quá nhiều nướcĐi tiểu quá nhiềuNước tiểu trong veoChuột rútThường xuyên căng thẳng, mệt mỏiHại timẢnh hưởng thậnNão tổn thươngPhát triển một số bệnhUống nước thế nào là đủ? Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần bổ sung đủ nước để bù lại lượng chất lỏng bị mất qua mồ hôi, nước tiểu và quá trình hít thở. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là càng uống nhiều nước càng tốt. Thậm chí, nếu lượng nước nạp vào cơ thể quá nhiều mỗi ngày còn có thể gây ra những tác hại khôn lường tới sức khỏe. Trong bài viết sau, Phunuvagiadinh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc uống quá nhiều nước có tốt không?
Uống quá nhiều nước có tốt không? - Ảnh minh họa: Internet
Uống quá nhiều nước lọc có tốt không?
Uống quá nhiều nước 1 ngày có tốt không? Câu trả lời dành cho bạn là uống ít nước chắc chắn sẽ không tốt nhưng uống quá nhiều nước cũng chưa chắc có lợi. Theo viện y học Mỹ, nam giới chỉ nên uống khoảng 3,7 lít nước/ ngày, còn với phụ nữ, con số này chỉ khoảng 2,7 lít là đủ (tương đương khoảng 8 cốc nước/ngày).
Con số trên không chỉ đến từ lượng nước uống hàng ngày mà còn được tổng hợp từ nhiều nguồn thực phẩm cũng như các loại đồ uống khác mà bạn nạp vào cơ thể. Đừng ép buộc bản thân phải nạp vào cơ thể một lượng nước vượt quá nhu cầu. Việc uống quá nhiều nước có thể khiến thận bị quá tải, đồng thời các nguyên tố vi lượng và một số dưỡng chất cũng sẽ ra ngoài theo nước tiểu.
Việc uống quá nhiều nước có thể khiến thận bị quá tải - Ảnh minh họa: Internet
Vì vậy, bạn có thể tính lượng nước lọc cần uống mỗi ngày phù hợp với nhu cầu của cơ thể theo công thức: 0,4 lít/ 10kg cân nặng/ 1 ngày. Ví dụ: Một người nặng 45kg sẽ cần uống khoảng 1,8 lít/ngày.
Hậu quả của việc uống quá nhiều nước
Uống quá nhiều nước gây nguy hiểm cho sức khỏe có đúng không? Câu trả lời là có thể. Dưới đây là một số tác hại nghiêm trọng đối với cơ thể do việc nạp quá nhiều nước:
Đi tiểu quá nhiều Con người thường sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần/ngày. Nếu tần suất tiểu tiện của bạn lớn hơn 10 lần/ngày thì chứng tỏ cơ thể bạn đang thừa nước.
Nước tiểu trong veo Nếu nước tiểu có màu vàng sậm, sức khỏe của bạn có dấu hiệu không tốt. Tuy nhiên, ngược lại, nếu nước tiểu trong veo hoặc không có màu sắc gì thì cũng đừng chủ quan.
Chuột rút Khi cơ thể xảy ra hiện tượng mất cân bằng chất lỏng, chức năng cơ bắp sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo các triệu chứng chuột rút hay co thắt cơ. Nguyên nhân là do lượng nước thải ra khỏi cơ thể quá nhiều khiến mức điện giải trong cơ thể bị giảm mạnh, dẫn đến chuột rút.
Uống quá nhiều nước có thể gây ra hiện tượng chuột rút - Ảnh minh họa: Internet
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng có thể là do cơ thể nạp quá nhiều nước trong một thời gian ngắn. Lúc này, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa, kích thích tuyến thượng thận quá mức. Trong khi, tuyến thượng thận đảm nhiệm chức năng đối phó với căng thẳng, stress. Khi có quá nhiều hormone căng thẳng bên trong cơ thể sẽ kéo theo một số vấn đề khác về sức khỏe.
Hại tim Việc uống quá nhiều nước có thể khiến trái tim bị tổn thương. Lý do là bởi lượng nước trong cơ thể quá nhiều sẽ làm thể tích máu tăng lên, tăng gánh nặng cho tim. Áp lực này có thể khiến các mạch máu hư hỏng, thậm chí một số trường hợp còn bị động kinh.
Uống quá nhiều nước có thể tăng gánh nặng cho tim - Ảnh minh họa: Internet
Ảnh hưởng thận Thận là cơ quan đảm nhận chức năng lọc nước. Vì vậy, việc uống quá nhiều nước sẽ khiến tận phải tăng công suất hoạt động. Lâu ngày, thận sẽ mệt mỏi, suy giảm chức năng, kéo theo các bệnh về thận.
Não tổn thương Khi uống quá nhiều nước, vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ gây nên hiện tượng natri trong máu bị mất cân bằng, từ đó ảnh hưởng tới não. Có thể gọi đây là tình trạng ngộ độc nước, gây hại tới sức khỏe, thậm chí gây hôn mê, tổn thương não, thậm chí là tử vong.
Uống nhiều nước có thể ảnh hưởng tới não - Ảnh minh họa: Internet
Phát triển một số bệnh Một số nguồn nước nhiễm sắt hoặc không đảm bảo chất lượng, bạn có thể mắc các bệnh về gan. Thậm chí, nếu uống phải nước bị nhiễm clo, chức năng nội tạng có thể bị rối loạn, nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng tăng lên.
Uống nước thế nào là đủ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn uống đủ 2 lít nước/ngày. Tuy nhiên, lượng nước này còn tùy theo môi trường sống, tính chất công việc cũng như môi trường sống,…
Nếu bạn thường xuyên vận động thể chất hoặc ngồi máy lạnh suốt ngày thì cần bổ sung nhiều nước hơn. Mùa hè nên uống nhiều nước hơn mùa đông. Nếu chế độ ăn của bạn nhiều trái cây và rau xanh thì có thể giảm lượng nước uống xuống vì các loại thực phẩm đó đã chứa hàm lượng nước nhất định.
Khi vận động, hãy bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet
Nên uống nước cách khoảng thay vì uống quá nhiều nước cùng một lúc. Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ từ từ, có lợi cho sức khỏe hơn. Không nên chờ đến lúc khát mới uống nước. Hãy chủ động uống nước nhiều thời điểm trong ngày. Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi uống quá nhiều nước có tốt không cũng như những hậu quả có thể xảy ra nếu uống quá nhiều nước. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc!
Theo Cúc Nguyễn | Phụ nữ sức khỏe : https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/uong-qua-nhieu-nuoc-co-tot-khong-tac-hai-do-uong-nhieu-nuoc-392122.html