9 mẹo chọn đúng thực phẩm để giảm mỡ bụng cứng đầu

Dưới đây là một số mẹo ăn uống dựa trên khoa học giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn mà không cần kiêng khem quá khắt khe, vất vả.

1. Chọn các loại bánh làm từ bột dừa

Điều khó khăn nhất khi bắt đầu ăn kiêng là phải kiêng các món bánh mì, bánh ngọt yêu thích.

Tuy nhiên thứ chúng ta cần kiêng không phải bản thân chiếc bánh mà là loại bột mì làm ra bánh.

Bạn có thể thay thế bằng bánh làm từ các loại bột không phải từ ngũ cốc, như bột dừa, bột quinoa và bột kiều mạch.

Bột dừa rất giàu axit béo được chuyển hóa khác với các chất béo khác và một trong những lợi ích của nó là giảm cảm giác đói và thèm ăn, kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và ngăn tích tụ mỡ trong cơ thể.

Bột hạt diêm mạch và bột kiều mạch không chứa chất béo bão hòa, giúp kiểm soát ăn uống và tiêu hóa khỏe mạnh.

2. Tỏi giảm mỡ bụng

Tỏi có thể có tác dụng kỳ diệu đối với vòng eo. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn tỏi có thể làm giảm mỡ bụng nếu được nấu chín đúng cách.

Tuy nhiên, đừng mong đợi tỏi sẽ tác động đến trọng lượng cơ thể tổng thể hoặc chỉ số khối cơ thể của bạn. Nhiệm vụ chính của tỏi là giúp định hình vòng eo.

3. Nghệ giúp giữ dáng

Nghệ có tác dụng kỳ diệu trong việc giúp đốt cháy calo và lấy lại vòng hai thon gọn. Nghệ đã được chứng minh là có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể và định hình lại vòng eo với những người thừa cân.

4. Bắp cải muối chua kiểu Đức

Bắp cải muối chua kiểu Đức (sauerkraut) chứa nhiều vi khuẩn lactobacteria hơn cả sữa chua.

Ăn một hoặc 2 miếng sauerkraut có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính về hệ tiêu hóa, giảm mức độ glucose trong máu và giúp ngăn ngừa tích lũy cân nặng.

Hơn nữa sauerkraut còn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn và giúp chống lại chứng trầm cảm.

Điều quan trọng là chọn sauerkraut tươi, không chứa giấm để tận hưởng tất cả lợi ích của loại thực phẩm quý giá này.

5. Bún nưa Shirataki thay mì Ý

Bún nưa Shirataki là một món ăn Nhật Bản gồm chất xơ konjac và nước, không chất béo và thân thiện với người ăn kiêng.

Một trong những tác dụng của bún nưa là giúp tránh ăn nhiều vì chúng gây cảm giác no nhanh và cũng ngăn ngừa táo bón.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bún nưa giúp giảm trọng lượng cơ thể và kích thích vết thương nhanh lành hơn.

6. Seitan giàu protein

Seitan là một sản phẩm thuần chay phổ biến được các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì hàm lượng protein cao và giá trị dinh dưỡng vô giá.

7. Chọn loại sữa chua phù hợp

Các chuyên gia dinh dưỡng từ khắp nơi trên thế giới khẳng định rằng thực phẩm chứa probiotic (như sữa chua hoặc kefir) giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có một loại vi khuẩn trong sữa chua có tác dụng tăng cân chứ không phải giảm cân, đó là vi khuẩn L. acidophilus.

Đây là lý do tại sao bạn phải nghiên cứu nhãn sữa chua trước khi mua. Nên chọn loại sữa chua có Lactobacillus gasseri thay thế.

Vi khuẩn này giúp ngăn ngừa táo bón và hoạt động như một loại lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.

8. Loại bỏ các sản phẩm 'ít chất béo' trong siêu thị

Khi bắt đầu ăn kiêng, điều đầu tiên chúng ta có thể làm là giảm chất béo nạp vào cơ thể. Vì vậy, những thực phẩm có dán nhãn "ít chất béo" trong siêu thị có thể trông đặc biệt hấp dẫn và đầy hứa hẹn.

Tuy nhiên, chúng thậm chí còn có hại hơn thực phẩm bình thường vì chúng chứa nhiều chất béo biến tính và nhiều đường hơn.

9. Hạn chế hấp thụ dầu hướng dương

Dầu hướng dương có chứa axit béo omega-6, được biết có vai trò lớn trong việc tăng thêm cân cho cơ thể, đặc biệt nếu được sử dụng quá nhiều.

Các nhà dinh dưỡng khuyên bạn nên giữ cân bằng omega-6 bằng cách bổ sung omega-3 vào bữa ăn hàng ngày.

Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng dầu ô liu làm dầu ăn chính và sử dụng dầu hướng dương ở mức tối thiểu.

Theo Hoàng Nguyên/Gia Đình Mới : https://www.giadinhmoi.vn/9-meo-chon-dung-thuc-pham-de-giam-mo-bung-cung-dau-d47791.html

Bài viết mới

[getBlock results="6" label="recent" type="grid1"]